DÒNG SÔNG TRI THỨC
Chào mừng bạn đến với "vcdk08.forumvi.com".
Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé! Việc đăng kí rất đơn giản và không cần phải kích hoạt!

Sau khi đăng kí, bạn hãy đăng nhập và tham gia post bài ngay! Mỗi bài viết của bạn là một đóng góp quý báu cho Vcdk08 Forum!

Chúc bạn một ngày vui vẻ!
DÒNG SÔNG TRI THỨC
Chào mừng bạn đến với "vcdk08.forumvi.com".
Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé! Việc đăng kí rất đơn giản và không cần phải kích hoạt!

Sau khi đăng kí, bạn hãy đăng nhập và tham gia post bài ngay! Mỗi bài viết của bạn là một đóng góp quý báu cho Vcdk08 Forum!

Chúc bạn một ngày vui vẻ!
DÒNG SÔNG TRI THỨC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DÒNG SÔNG TRI THỨC


 
Trang Chínhdanh sách lớpGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (169)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
Truongap (38)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
ông Đồ (30)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
oliver (26)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
mic_pro (24)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
nyny (23)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
thanhtuando (21)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
bang lang tim (20)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
nhumama (19)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 
chutyeu (18)
Bài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_lcapBài nghiên cứu về văn hóa học I_voting_barBài nghiên cứu về văn hóa học I_vote_rcap 

Share | 
 

 Bài nghiên cứu về văn hóa học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
oliver
Thành viên mới
Thành viên mới
oliver

Tổng số bài gửi : 26
Join date : 15/05/2011

Bài nghiên cứu về văn hóa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài nghiên cứu về văn hóa học   Bài nghiên cứu về văn hóa học I_icon_minitimeMon May 16, 2011 11:36 am

A/ PHẦN MỞ ĐẦU trang 2
I. Lý do chọn đề tài: trang 2
II. Mục đích nghiên cứu: trang 3
III. Phương pháp nghiên cứu: trang 3
B/ NỘI DUNG trang 3
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: trang 3
1. Giới thiệu về cây trái Loòng boong. trang 3
a. Đặc điểm: trang 3
b. Công dụng: trang 4
c. Tên gọi: trang 4
2. Định vị miền “vương quả” trang 4
3. Truyền thuyến về cây trái Loòng boong trang 5
II. Loòng boong xứ Quảng trang 6
1. Lễ hội “Ngày xả trái” trang 6
2. Loòng boong vào mùa thu hoạch đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân
trang 8
3. “Thân phận” nổi trôi và hướng canh tác Loòng boong
trang 9
III. Loòng boong – hình ảnh độc đáo trong ca dao đất Quảng
trang 10
C/ PHẦN KẾT trang 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 12












A/ PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:
“Nếu anh yêu cái mặn mà
Thì về Quảng Nam yêu thương
Nếu anh yêu cái nồng say
Thì về Quảng Nam ân tình”…
Câu hát ngân lên làm xao lòng biết bao người đi kẻ ở. Đến Quảng Nam là đến với những con người giàu lòng mến khách, thân thiện, đằm thắm:
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say
Bạn về đừng ngủ gác tay
Nơi mô ân trượng, nghĩa dày bằng đây”.
Vùng quê Quảng Nam mảnh đất sản sinh ra bao người con anh hùng, họ đã cống hiến cho Tổ quốc và trở nên bất tử như Hoàng Diệu, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng…
Nơi đây còn là địa danh du lịch hấp dẫn với hai di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Tháp Mỹ Sơn. Không những thế, Quảng Nam còn nổi tiếng với nhiều món ăn ngon mang màu sắc riêng của xứ Quảng như: mì Quảng, Cao lầu…
Và điều đặc biệt ở vùng quê tươi đẹp trù phú này là những sản phẩm nông nghiệp mang màu sắc địa phương rõ rệt:
“Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn”.
Đã nói đến nông sản thì mỗi con người xứ Quảng thường nhắc đến một loại trái cây mà bao người vẫn thích, đó chính là trái Loòng boong.
Nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa xứ Quảng nói riêng làm cho một người dân Quảng Nam như tôi càng yêu quê hương hơn và mong muốn làm một điều gì đó cho quê hương mình. Với bài viết này, tôi muốn tìm sâu hơn về những đặc trưng của Quảng Nam. Nhân đó, muốn giới thiệu cho mọi người biết về cái hay cái đẹp của mảnh đất “chưa mưa đà thấm” này.
Có thể nói trái Loòng boong là đặc sản mang nét đặc trưng riêng của xứ Quảng. Vì thế tôi chọn đề tài: “Loòng boong xứ Quảng” để giới thiệu với tất cả mọi người về loại trái cây mà người Quảng xem như là loại “vương quả” của địa phương.
II. Mục đích nghiên cứu:
Viết về đề tài “Loòng boong xứ Quảng” với mục đích trước hết là để bản thân hiểu hơn về giống trái cây quý và mang nét đặc trưng của quê hương. Qua đó, giới thiệu cho mọi người cùng biết về loại trái cây đặc biệt này.
III. Phương pháp nghiên cứu:
1.Đọc, tham khảo các tài liệu, các bài viết liên quan đến trái Loòng boong.
2. So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp các tài liệu đã tìm được.
3. Tham quan, quan sát thực tế.
B/ NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
1. Giới thiệu về cây trái Loòng boong.
a. Đặc điểm:
Cây Loòng boong là loại cây cùng họ với cây dâu đất. Trái Loòng boong kết thành chùm ở thân cây và ở cành, có chùm đơn, chùm kép, có chùm dài đến hai tất rưỡi, trái kết có dáng đẹp như chùm nho. Trái ngon ngọt là loại trái không lớn, trung bình bằng đầu ngón tay cái, hơi bầu dục vỏ màu trắng, nuốn cuộn hơi căng phồng. Những trái to gần bằng đầu ngón chân cái, trông thì đẹp nhưng ít có trái ngon. Những trái tròn, vỏ vàng đậm thường là không ngon, hơi chua. Những trái nhỏ phần nhiều là không ngon nhưng cũng có trái ngọt, những trái này hạt đều lép.
Vỏ trái Loòng boong mỏng hơn vỏ dâu đất, hơi dai, có mủ trắng khi mới hái.
Ruột Loòng boong có năm múi trắng trong, dính chặt nhau, mỗi múi có một hạt nhỏ, thông thường có từ một đến hai múi có hạt bị lép, màu nâu đậm mà huyền thoại dân gian cho đó là dấu móng tay vua Gia Long để lại khi ăn trái Loòng boong. Những múi có hạt lép như vậy có vị ngọt đậm đà và thơm mùi Loòng boong rõ rệt. Lúc cắn vào một múi, người ăn cảm thấy một dòng nước ngấm dần từ đầu lưỡi xuống tận cổ đọng lại một vị chua ngọt, thơm đến lạ lùng. Có thể nói đây chính là đặc điểm mà thực khách ưa thích trái Loòng boong.
Cây Loòng boong ưa sống những nơi đất ẩm tán sum xuê, có thể trồng chung với các loại cây khác như Măng cụt, Sầu riêng.
Lá Loòng boong mỏng, dài một tất rưỡi, rộng năm phân, mặt dưới màu vàng úa, mặt trên xanh đậm, cành tập trung ở ngọn.
Thân cây Loòng boong thẳng, cây già cao đến 15-20m, gốc to nhất cũng chỉ trên dưới ba tất đường kính.
b.Công dụng:
-Gỗ Loòng boong vàng, trắng mịn, dẻo, hơi nặng, khô, không nức nẻ, làm đòn gánh, chày giã gạo rất tốt.
- Vỏ trái Loòng boong là một vị thuốc trị bệnh phù thũng – bệnh rất phổ biến xưa kia ở miền núi, bệnh do sốt rét rừng, thiếu dinh dưỡng, thiếu sinh tố B1.
- Trái Loòng boong có thể dùng làm thức ăn, đặc biệt là gỏi loòng boong.
- Trái Loòng boong dùng làm quà quý cho mọi người.
c. Tên gọi:
Qua không gian và thời gian, trái Loòng boong có nhiều tên gọi. Người Cờ-tu phát hiện trái cây này từ xa xưa gọi là T’rbon. Từ đầu thế kỷ XVIII người kinh đến khai phá sinh sống ở vùng đất màu mỡ nơi sông Cái và sông Bung gặp nhau, tiếp xúc quan hệ với người Cờ-tu, T’rbon được phiên âm lơ lớ là Loòng boong. Đến triều Nguyễn, loại trái cây này được phong cho cái tên mới là “Nam trân”.
Ngày nay người dân bản địa trại âm Loòng boong cho dễ gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: bòn bon, lòn bon…
Còn có người gọi đó là trái Phụng quân.
Tuy nhiên, tên Loòng boong được người ta đưa vào tên gọi thông dụng nhất từ trước đến nay.
2. Định vị miền “vương quả”
Loòng boong được tìm thấy đầu tiên ở Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Mới đầu, Loòng boong chỉ là trái cây dại trong rừng về sau được thuần hóa và đem trồng ở vườn nhà.
Ngày nay, giống Loòng boong được trồng nhiều ở các huyện phía Tây của tỉnh Quảng Nam nơi có khí hậu ẩm mát.
Nếu Đại Lộc là nơi được phát hiện ra loài trái cây “vua biết mặt, chúa biết tên” ngày xưa thì ngày nay Tiên Phước là vùng sản xuất chuyên canh loại trái cây này. Các xã Tiên Kỳ, Tiên Cảnh, Tiên Châu – Tiên Phước là những nơi trồng nhiều Loòng boong. Do đặc điểm thổ nhưỡng vùng Tiên Châu là vùng trồng nhiều và ngon nhất.Loòng boong Tiên Phước vừa trái, ngon và ngọt nhất.
Bên cạnh đó, làng trái cây Đại Bình – Nông Sơn cũng là nơi trồng nhiều Loòng boong ngon.Vì nơi đây có khí hậu ẩm mát nên cây Loòng boong phát triển rất tươi tốt, sum xuê đầy quả.
Ngoài ra, giống cây Loòng boong còn có nhiều ở vùng rừng núi của các huyện Đông giang, Tây Giang do đồng bào Cơ-tu canh tác.
3. Truyền thuyến về cây trái Loòng boong
Theo truyền thuyến dân gian kể rằng, ông vua sáng nghiệp triều Nguyễn, đời vua Gia Long Nguyễn Ánh ( có truyền thuyến cho rằng nhân vật ấy không phải là Nguyễn Ánh mà là chúa Nguyễn Phúc Thuần) lúc còn lận đận gây dựng cơ nghiệp, trong một lần bị nhà Tây Sơn rượt đuổi phải bỏ chạy vào rừng núi hoang dã phía tây thuộc huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Đang cơn đói khát gặp rừng Loòng boong, cả quân và chúa đều hái lấy trái mà ăn, cắt được cơn đói khát. Khi dựng được cơ nghiệp, vua Gia Long đã không quên hương vị thơm ngọt của trái cây cứu “chúa” trong lúc nguy nan, bèn ban cho trái Loòng boong xứ Quảng cái tên đẹp là Nam Trân, tức quả quý như ngọc ở phương nam.
Còn theo chính sử triều Nguyễn, Nam Trân được tiến vua để giỗ tết ở Hưng miếu, và để làm đồ ngự dụng (nôm na là để vua ăn). Năm 1802, dinh Quảng Nam đã chạy trạm trái Nam Trân tiến vua. Đến năm 1805, đích thân Gia Long hạ lệnh "Vệ hạt Quảng Nam thường năm đến kỳ tháng 9 dự tính việc hái trái, chia làm 2 kỳ, đúng ngày đến kinh nộp để dâng mừng giỗ ở Hưng miếu". Triều Minh Mạng, năm 1830 quy định khá rõ ràng là mỗi kỳ trái chín phải tiến cống 6 giỏ. Suốt triều Nguyễn, mỗi triều vua đều có chỉ dụ của đương kim Hoàng đế về lệ này. Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ đã có quy chế riêng đối với các khu rừng Loòng boong. Mỗi khu vực đều có viên quan trông coi và có quyền huy động dân đinh địa phương ngày đêm thay phiên nhau canh giữ. Đến mùa trái chín, viên quan chọn lựa các chùm trái chín ngọt thơm ngon và đẹp nhất tiến về kinh để nhà vua thưởng thức.
Lại tiếp có tương truyền khác rằng: Định Vương (đời chúa Nguyễn cuối cùng ở đàng trong) bị tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc chiếm mất Phú Xuân vào tháng giêng năm Ất Mùi đã chạy vào Quảng Nam bằng đường bộ, rồi đặt con làm Hoàng Tôn Dương làm thế tử, xưng là Đông Cung để trấn giữ Quảng Nam. Sau khi Đông Cung thua Tây Sơn, chạy vào vùng rừng núi Quảng Nam lúc đang đói gặp trái Loòng boong, hái và lấy móng tay bấm vào trái Loòng boong đang mềm, ăn thấy thơm ngon nhờ vậy qua cơn đói, mới đặt tên là Nam Trân (món ăn quý ở phương Nam). Mãi cho đến ngày nay, trái Loòng boong vẫn còn mang dấu bấm móng tay rất rõ ràng...
Ngược dòng lịch sử về một thời gian xa xăm hơn, thì nhà Nguyễn cũng chỉ có công phát hiện thứ trái cây này, bởi, người Chămpa cổ đã biết thưởng thức hương vị đậm đà của loòng boong, nghĩa là trước các ông vua Nguyễn hàng mấy thế kỷ. Theo thư tịch cổ, ở thế kỷ XIII, dưới triều các vua Chămpa, đẳng cấp quý tộc Brahman thường bắt cư dân vùng tây Đại Lộc, Quảng Nam (kéo dài lên đến huyện núi Nam Giang ngày nay) cống nộp Loòng boong.
Người Cờ-tu cũng có một giai thoại riêng về trái Loòng Boong. Rằng, xưa kia có 1 chàng trai nghèo Cơ tu đến làng Mèn ở rể, phải lên rẫy trông lúa tránh chim ăn suốt 3 mùa để trả nợ nhà gái. Một lần nọ, trong lúc nhặt trái Loòng boong rơi rụng ném xua chim, chàng rể bóc 1 trái nếm thử thì thấy có vị ngon, ngọt. Đang đói bụng, thế là chàng leo lên cây chén một bụng no nê. Xong 3 mùa rẫy trở về, chàng rể vẫn khỏe mạnh, đem câu chuyện ăn trái Loòng boong kể cho ba mẹ vợ nghe và từ đó, người dân làng Mèn ăn theo chống đói mỗi khi lên rừng làm rẫy.
Những giai thoại khác nhau đều mang đặc điểm thú vị riêng nhưng tất cả có một điểm chung chính là thể hiện tình cảm của người dân bản địa đối với loại trái cây quý của quê hương mình.
II. Loòng boong xứ Quảng
1. Lễ hội “Ngày xả trái”
Theo đặc sản Quảng Đà năm 1999 thì trước đây ở Đại Lộc - Quảng Nam mỗi năm thường có “ngày xả trái” tức là ngày hội mà dân chúng có thể tha hồ ăn và hái trái.Lễ hội này diễn ra ở Cửa Vườn rất đông người và cũng rất vui. Người dân Đại Lộc có câu tục ngữ: “nhất trường thi, nhì trường trái” vì cảnh tượng đi hái trái Loòng boong ở Cửa Vườn chẳng khác gì cảnh tượng đi thi cử.
Cư dân lao động miền Tây huyện Đại Lộc rủ nhau đi hái trái về ăn, làm quà và bán. Hàng ngàn người, hằng trăm ghe thuyền hối hả chống, chèo ngược sông Ô Gia. Trên bờ, từng tốp người từ Hà Nha, Hà Thạnh, Hà Tân, từ Hà Vi, Hà Dục, Hữu Trinh kéo lên Hội Khách, Tân Đợi với đầy đủ dụng cụ hái, đựng, gánh, mang đầy đủ cơm nước. Có người leo lên cây hái trái, có người đi nhặt trái rơi, có người đi xem cho biết Cửa Vườn, ăn một bụng Loòng boong cho thỏa thích, kiếm vài giỏ Loòng boong về cho gia đình. Những người đi buôn trái cũng đến tận nơi. Tất cả mọi người đều phải có mặt ở bến Đồng Chảm trong buổi chiều trước ngày xả trái. Ghe thuyền, người tấp nập đông nghẹt một đoạn sông. Ban đêm sáng trăng, đuốc đèn trên sông, trên bờ, tiếng trò chuyện, tiếng cười, tiếng hát không ngớt. Có người suốt đêm không ngủ. Có người không sợ rắn rết, thú dữ lẻn vào rừng trong đêm chiếm trước những cây sai trái, ngồi dưới gốc chờ đến sáng.
Mọi người cơm nước xong thì trời bửng sáng, mọi người rời ghe, rời lán dụng cụ đầy đủ kéo đến bìa rừng chờ ba hồi thanah la bắt đầu “Ngày xả trái”. Năm nào cũng vậy, lễ cúng sơn lâm phải làm xong ngày hôm trước, có tri huyện Đại Lộc hoặc người đại diện dự. Sáng hôm sau, đoàn quan khách đến dự “Ngày xả trái” gồm những viên chức từ huyện, tổng đến xã, đại diện cho chính quyền Nam triều ở địa phương, khăn đóng áo dài đen tử tế. Viên Quản Nam trấn giữ trọng trách chính trong ngày xả trái, chỉ làm một nghi thức là trịnh trọng đánh ba hồi thanh la ngân vang đĩnh đạc, báo hiệu “Ngày xả trái” bắt đầu. Hàng ngàn người tranh nhau vào Cửa Vườn, rồi tìm lối phân tán nhiều ngả, luồn sâu chiếm những cây nhiều trái. Khu rừng rung động xôn xao, sự náo động lan dần ra khắp bảy hòn núi trong khu vực Cửa Vườn. Tiếng cười gọi nhau, tiếng lá khô xào xạc dưới chân, tiếng rựa chặt cành mở lối, tiếng chim vỗ cánh bay xa...
Đoàn quan khách được mời đến nơi đón tiếp, một lán dựng tạm thời có chỗ ngồi đơn sơ, có thuốc, nước, cơm trưa có thịt, rượu để chứng kiến “Ngày xả trái”, được mời ăn những chùm trái ngon nhất, mỗi người còn phải chuẩn bị giỏ để mang trái về nhà. Viên Quản Nam trân tổ chức một bộ phận lấy người trong lý hương và dân đinh ba xã thu thuế Loòng boong bằng hiện vật tại chỗ.
Đứng ở vị trí không bị che khuất tầm nhìn, thấy rõ hằng trăm cây Loòng boong đứng thẳng, có người mới leo đến giữa cây, có người đã ở trên ngọn cây, có người đã dùng dây dài chuyền giỏ trái mới hái xong từ trên ngọn cây xuống đất. Không ai bảo ai đã đến gốc Loòng boong, người nào cũng vậy, ngồi trên ngọn hay đứng dưới đất, việc đầu tiên là chọn những trái ngon nhất ăn cho thỏa thích. Hái hết trái chín cây này lại leo lên cây khác...
Từ sáng sớm đến quá trưa, trái chín ở Cửa Vườn coi như đã hái xong, những giỏ, những thúng trái chín vàng tươi rói, đầy ắp được gánh, mang dần ra bờ sông qua những lối đi mới mở. Tùy số lượng hái được nhiều hay ít mà người hái nộp thuế hiện vật tại chỗ cho viên Quản Nam trân và lý hương ba xã theo tỷ lệ qui định. Một phần số trái thu được này bán lấy tiền chi tiêu vào việc “chạy trái kiểu” chi tiêu vào “Ngày xả trái” phần còn lại viên Quản Nam trân và lý hương ba xã chia nhau bán lấy tiền, số dân đinh được huy động canh giữ Cửa Vườn chỉ được ăn trái thỏa thích trong những ngày trái chín, có thêm được một ít mang về cho gia đình trong “Ngày xả trái”.
Buổi chiều quan cảnh hai bên bờ sông ở Cửa Vườn trở lại nhộn nhịp, những người ở xa lo cơm chiều sớm, chuẩn bị ghe thuyền để về xuôi, những người ở gần đi bộ thì rời Cửa Vườn khi mặt trời chưa lặn, vai gánh nặng, kẻ trước người sau. Từng đoàn ghe thuyền lần lượt nhổ sào, quay lái. Không ai còn lại ở đây khi màn đêm buôn xuống.
Ngày nay, lễ hội “Ngày xả trái” không còn nữa nhưng nó đã đi vào đời sống tình cảm của người dân từ bao đời nay. Nó trở thành nét đặc trưng riêng của xứ Quảng khó có thể thay đổi được.
2. Loòng boong vào mùa thu hoạch đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân
Ở Quảng Nam vào mùa hè thu là mùa của trái Loòng boong. Loòng boong ra hoa vào tháng tư âm lịch, đến chừng tháng bảy Loòng boong kết trái, đến tháng chín, tháng mười là thu hoạch. Mùa Loòng boong chín chỉ kéo dài chừng một tháng.
Đến mùa thu hoạch, những người buôn trái lên tận vườn để mua trái đem về xuôi khiến cho các chợ đầu mối giao thương nhôn nhịp hẳn lên.
Tiên Phước là nơi sản xuất chuyên canh loại trái cây nay nên hàng năm mỗi hộ gia đình thu hoạch từ 6 -7 tấn Loòng boong cho thị trường tiêu thụ. Theo thời giá thị trường bán tại vườn thì thu nhập trên 15 triệu đồng. Loòng boong góp phần tạo nên không gian làng nhà vườn cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Nhiều nông dân miền núi Quảng Nam trở nên khá giả nhờ di thực Loòng boong về vườn nhà. Làng trái cây Đại Bình sinh sống chủ yếu vào việc trồng cây ăn trái. Loòng boong là loại quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Nhờ vào thu nhập từ trái Loòng boong mỗi hộ gia đình đều có cuộc sống sung túc và nuôi con học Đại học.
Nhờ có trái loòng boong mà cuộc sống của người Cơ Tu giữa dải đất Đông Trường Sơn này đang dần thay da đổi thịt. Ở làng Sóc, trái Loòng boong đã giúp cho đồng bào xóa đói giảm nghèo. Mọi nguồn thu của dân làng đều phụ thuộc từ trái loòng boong. Thứ trái cây hàng năm chỉ đậu nhiều nhất vào 3 tháng cuối năm.Không thống kê được chính xác tổng số gốc cây làng có nhưng ước tính mỗi hộ gia đình đang quản lý khoảng 20-30 gốc, một vụ thu hái từ 2 - 2,5 tấn trái, bán được 10-12 triệu đồng. Số tiền này sẽ bao trọn cuộc sống mỗi hộ cũng như lo việc học hành cho 30 con cháu của họ cho đến mùa Loòng boong kết trái năm sau.Gia đình A-lăng Díu thuộc nhóm có nhiều gốc Loòng boong nhất với 50 -60 gốc. Nhờ vào những gốc Loòng boong mà kinh tế gia đình A-lăng Díu khá giả hơn, mua được cả xe máy.Gia đình của Đhuâr không khác, nhờ có 20 gốc loòng boong mà gần 10 năm nay gia đình khá lên hẳn. “Năm con của mình học hết lớp 3, tưởng phải để nó chia tay thầy cô, bạn bè vì gia cảnh khó khăn, nhưng may nhờ được mùa Loòng boong, nó lại tiếp tục được đến trường học cái chữ. Nay cháu cũng gần tốt nghiệp cấp 2 rồi. Nếu năm nào cũng được mùa, có thể tôi sẽ cho cháu theo học cái nghề gì đó trên huyện để sau này đỡ khổ” - Đhuâr mừng nói.
Ngoài việc thu nhập từ việc bán trái Loòng boong đi những vùng lân cận thì các vườn Loòng boong cũng là tiềm năng du lịch của tỉnh. Nó mở ra những địa điểm du lịch mới nhằm phát triển ngành du lịch Quảng Nam.
Khi phong trào ẩm thực càng ngày càng đa dạng và phong phú thì món gỏi bòn bon, thứ quả đặc sản Quảng Nam được các nhà hàng chế biến món gỏi bòn bon với tôm thịt rất thơm ngon, đặc sắc. Các chuyên gia ẩm thực đánh giá cao về dinh dưỡng, sức khỏe cũng như nghệ thuật trang trí cũng đem lại nguồn lợi kinh tế khá lớn.
3. “Thân phận” nổi trôi và hướng canh tác Loòng boong
Loòng boong xứ Quảng thấm đẫm những truyền thuyết và vinh dự làm loài cây trái một thuở “dâng Vua, tiến Chúa”. Song, loài lâm thổ đặc sản này cũng trải qua bao thăng trầm. Trước năm 1987, thời kinh tế bao cấp tập trung, trái loòng boong được đưa vào diện quản lý, khai thác và thu mua. Từ những tầng nấc trong phân phối hàng hóa, cách trở trong thông thương đã làm cho trái Loòng boong “bầm dập”, ít đến người tiêu dùng. Khi đến thời đổi mới, các rừng Loòng boong được thả cửa tựa như của “chim trời, cá nước” người dân tự do khai thác, thu lợi. Những cánh rừng Loòng boong ở Đại Lộc đi dần vào kiệt quệ. Những vườn Loòng boong theo kinh tế hộ gia đình qua quá trình di thực về vườn nhà, trở thành loại cây góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi, đem lại một nguồn thu nhập kinh tế đáng kể cho người nông dân. Tuy nhiên, người sành ăn vẫn luôn hoài nhớ đến hương vị những trái Loòng boong hoang dã ngoài rừng. Mấy năm trở lại đây, Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam bắt tay vào thực hiện một chương trình khoa học ứng dụng công nghệ gene để bảo tồn và nhân giống loại "vương quả" này. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Thành ở Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, xu hướng chính nông dân vẫn lựa chọn nguồn loòng boong giống cây trồng từ... Thái Lan.
Từ những hiện trạng trên, thiết nghĩ chính quyền tỉnh Quảng Nam cần phải có một kế hoạch thích hợp để phát triển giống trái quý này. Các đoàn thể, ban ngành phải vào cuộc để Loòng boong xứ Quảng được bảo tồn và phát huy bản sắc riêng.
III. Loòng boong – hình ảnh độc đáo trong ca dao đất Quảng
Trái Loòng boong tự bao giờ đã đi vào tâm thức của người Quảng. Hình ảnh trái Loòng boong đi vào ca dao dân ca đất Quảng với một hình tượng độc đáo đẹp đẽ:
“Lụt nguồn trôi trái Loòng boong
Cha thác mẹ còn, chịu cảnh mồ côi
Mồ côi ba hạng mồ côi,
Mồ côi có kẻ trâu đôi nhà rường”
Hình tượng trái Loòng boong trong quan hệ lứa đôi:
“Tay em cầm nón, tay em chọn Loòng boong
Trái nào vừa ngọt vừa ngon
Dành riêng cho bạn nghĩa nhơn nặng tình”

“Dù cho lên thác xuống gành
Loòng boong bao nhiêu trái em thương chàng bấy nhiêu”
Người Quảng Nam vẫn thường nhắc đến trái Loòng boong trong câu hát hò tâm tình ý nhị:
“Trái Loòng boong trong tròn ngoài méo
Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi
Em thương anh ít nói ít cười
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng”
Người Quảng dành cho trái Loòng boong một tình cảm đặc biệt, họ nhắc đến nó với lòng tự hào về quê hương xứ sở:
“Quảng Nam nổi tiếng Loòng boong
Chà viên Bình Định vừa ngon vừa lành”


“Quê nhà thổ sản Loòng boong
Trước Hà, Trung Đạo núi non chập chùng”
Khi đi xa người dân bản xứ thường nhắc nhau nhớ về quê nhà, về trái Loòng boong một đặc sản của quê nhà với một tấm lòng thương mến khó quên:
“Quế Sơn cau mít mấy tầng
Thương lòn bon Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà My”

“Trà My nhớ sợi mây già
Phước Sơn quế lụa nhớ ra Hiên Giằng
Cá tươi nhớ bủa lưới giăng
Nhớ bòn bon chín, nhớ trăng soi đường”

Lời giới thiệu, mời gọi về trái Loòng boong cho bạn bè bốn phương cũng đầy sâu sắc đượm tình:
“Trái lòn bon không ngon cũng đỡ đói
Ở tận trên rừng mà chúa gọi Nam Trân”

“Thấm lòng chia vị lòn bon
Chè tươi ai hái ngát hương An Bằng
Đã lên Đại Phước Đại Đồng
Khó quên thế núi dáng sông tình người”

Cây trái Loòng boong đã để lại không những chỉ người dân đất Quảng bao tình cảm đẹp đẽ mà còn lưu lại trong lòng khách thập phương những tâm tình khó phai.
C/ PHẦN KẾT


Loòng boong vào ngày mùa là một bức tranh nhiều màu sắc và âm thanh của cuộc sống. Hình ảnh chùm Loòng boong chín mọng đung đưa trên cành có lẽ là hình khó quên trong lòng người dân Quảng, cũng như những ai đã từng đến Quảng Nam, đã từng biết và thưởng thức hương vị của loại vương quả đặc sản này. Nếu bạn chưa một lần nếm thử xin mời đến Quảng Nam để được nhâm nhi vị chua ngọt làm “say” lòng người của Loòng boong xứ Quảng, bạn sẽ hiểu vì sao người ta vẫn ngân nga câu hát:
“Đất Quảng Nam chưa đi đã nhớ
Chớ em nói đậm đà vừa gặp gỡ mà đã yêu”



























TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Văn hóa Quảng Nam NXB sở văn hóa thông tin Quảng Nam.
2/ Văn hóa Quảng Nam những giá trị đặc trưng NXB sở văn hóa thông tin Quảng Nam.
3/ Văn hóa học và văn hóa Việt Nam NXB ĐH Sư phạm.
4/ Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh miền Trung NXB Giáo dục.
5/ Tổng tập văn hóa văn nghệ dân gian - ca dao dân ca Quảng Nam NXB ĐHQG Hà Nội
6/ Các tài liệu từ sách báo, internet ...

Về Đầu Trang Go down
 

Bài nghiên cứu về văn hóa học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DÒNG SÔNG TRI THỨC :: VCDK08 ONLINE :: Tư liệu văn học :: Nghiên cứu-
Free forum | Nghệ thuật | Opera, Nhà hát | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất