DÒNG SÔNG TRI THỨC
Chào mừng bạn đến với "vcdk08.forumvi.com".
Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé! Việc đăng kí rất đơn giản và không cần phải kích hoạt!

Sau khi đăng kí, bạn hãy đăng nhập và tham gia post bài ngay! Mỗi bài viết của bạn là một đóng góp quý báu cho Vcdk08 Forum!

Chúc bạn một ngày vui vẻ!
DÒNG SÔNG TRI THỨC
Chào mừng bạn đến với "vcdk08.forumvi.com".
Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé! Việc đăng kí rất đơn giản và không cần phải kích hoạt!

Sau khi đăng kí, bạn hãy đăng nhập và tham gia post bài ngay! Mỗi bài viết của bạn là một đóng góp quý báu cho Vcdk08 Forum!

Chúc bạn một ngày vui vẻ!
DÒNG SÔNG TRI THỨC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DÒNG SÔNG TRI THỨC


 
Trang Chínhdanh sách lớpGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (169)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
Truongap (38)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
ông Đồ (30)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
oliver (26)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
mic_pro (24)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
nyny (23)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
thanhtuando (21)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
bang lang tim (20)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
nhumama (19)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 
chutyeu (18)
Hoàng Diệu I_vote_lcapHoàng Diệu I_voting_barHoàng Diệu I_vote_rcap 

Share | 
 

 Hoàng Diệu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 169
Join date : 30/04/2011
Age : 34
Đến từ : Thăng Bình

Hoàng Diệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Hoàng Diệu   Hoàng Diệu I_icon_minitimeSat May 07, 2011 10:34 am

MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Nam - với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương Nam - được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đất văn hóa”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt” nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước. Không những thế, nói đến Quảng Nam là nói đến mảnh đất “trung dũng kiên cường”, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng đã sinh dưỡng những danh nhân kiệt xuất, những Bà mẹ Việt Nam anh hùng-trong đó mẹ Nguyễn Thị Thứ thì chắc tất cả chúng ta đều biết và xã Điện Nam huyện Điện Bàn là địa phương có nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất cả nước. Nếu bạn đã từng xem bia đá ghi tên các vị khoa bảng trong các khoa thi của triều đình nhà Nguyễn thì chắc hẳn cũng thấy rằng Quảng Nam chiếm 1 số lượng rất đông,đa số trong đó phủ Điện Bàn -bởi vậy mới có những danh hiệu "Ngũ Phụng Tề Phi", "Ngũ Hổ", "Tứ Kiệt" ra đời
Lần giở trang sử bi hùng của dân tộc ở nửa sau thế kỷ 19, đã có biết bao danh nhân tiền bối hy sinh vì sự nghiệp giữ nước, trong đó có các bậc tiên liệt đất Quảng Nam: cụ Phạm Phú Thứ, Hoàng Diệu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Trần Quí Cáp, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Thành, Phan Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thành Tài, Ông Ích Khiêm, Thoại Ngọc Hầu, Lê Đình Dương… Tên tuổi của các cụ luôn gắn liền với lịch sử hào hùng thời chống Pháp và đời đời được truyền tụng, mãi mãi là tấm gương yêu nước của thế hệ con cháu. Trong đó cụ Hoàng Diệu là người để lại cho đời một bản hung ca bất duyệt về tinh thần đấu tranh, một tấm gương cho mọi thế hệ noi theo.
Tay đã cầm bút lại cầm binh
Muôn dặm giang sơn nặng một minh
Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa
Giữ thành, thành mất, mất theo thành
Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc
Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh
Di biểu nay còn sôi chính khí
Khiến người thêm trọng bút khoa danh
Trên đây là bài thơ điếu Hoàng Diệu của Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe. Hoàng Diệu là tấm gương yêu nước đầu tiên của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, là người con ưu tú của Quảng Nam, và trên tất cả là lòng thương mến, kính trọng của nhân dân Hà Nội, Quảng Nam nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Hoàng Diệu là một danh nhân văn hóa của tỉnh Quảng Nam nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Vì vậy hôm nay tôi “vận dụng phương pháp làm văn thuyết minh, thuyết minh về danh nhân văn hóa Hoàng Diệu”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Sống trên mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” này thì chúng ta phải nắm rõ đượ những nhân vật xuất sắc, những người đã có công lớn trong xây dựng đất nước... Vì vậy mà hôm nay tôi dựa vào văn bản thuyết minh để đi tìm hiểu về doanh nhân Hoàng Diệu.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mảng đề tài này tôi sẽ đi tìm hiểu về cuộc đời của Hoàng Diệu, các khía cạnh liên quan đến Ông.
Và qua đó tôi cũng đi tìm hiểu về bản hùng ca bất duyệt của người qua công cuộc bảo vệ Hà Thành.
IV. Phương pháp nghiên cứu :
• Phương pháp phân tích và xử lý tài liệu
• Phương pháp lôgic
• Phương pháp tổng hợp
• Phương pháp tra cứu trông tin trên các trang web.
• Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
V. Tài liệu tham khảo:
• Giáo trình làm văn, NXB Đại học Sư phạm năm 2009
• Một số trang Web:
 http://vi.wikipedia.org/wiki/HoangDieu
 http://thanglong.chinhphu.vn/
 http://vietsciences.free.fr
 http://thuvien.maivoo.com

B. NỘI DUNG

I. Cuộc đời và sự nghiệp
1. Sinh ra và lớn lên trong vùng đất “Địa linh sinh nhân kiệt”
Tộc Hoàng (Huỳnh) là một trong số dòng tộc có nhiều người nổi tiếng học cao, hiểu rộng; văn hay, chữ tốt của làng Xuân Đài, một trong số ngôi làng trù phú trên đất Gò Nổi (nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Có một câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại về sự hình thành nên vùng đất Gò Nổi nằm giữa dòng Thu Bồn, con sông khởi nguồn từ đỉnh núi mẹ Ngọc Linh trong dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Chuyện đã được người Gò Nổi truyền miệng qua nhiều thế hệ. Rằng, xưa kia có một con cá kình to lớn từ biển Đông bơi vào cửa Đại Chiêm rồi ngược dòng sông Thu Bồn lên thượng nguồn. Khi bơi tới đây, cá kình kiệt sức nằm lại và hóa nên Gò Nổi (gồm 3 xã: Điện Phong, Điện Trung và Điện Quang). Địa linh sinh nhân kiệt nên đất này có lắm người tài giỏi, nhất là các ngôi làng nằm ở vùng bụng cá kình như: Xuân Đài, Bảo An...
Các cụ cao niên nhất còn nói với tôi rằng, trong các gia phả tộc họ ở xã Điện Quang, còn ghi rõ: Vào thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725), mảnh đất đầu Gò Nổi này có 4 ngôi làng: Phi Phú, Ân Phú, Xuân Châu và An Phú, phong cảnh hữu tình, giao thông đường thủy về cửa Đại Chiêm thuận lợi; do vậy lúc có ý định dựng kinh đô ở phía Nam, Chúa Nguyễn Phúc Chu ngắm nghía đất này và đã cho các thầy địa lý đến tìm hiểu phong thủy. Tuy nhiên, việc lập kinh đô bất thành, vì các thầy địa lý bẩm báo với Chúa Nguyễn rằng, đất ở đây "không chưn" (đất đào lên lấp lại không đầy), không thể xây dựng cung điện, đền đài. Cho nên, sau khi từ bỏ ý định lập kinh đô tại đây, Chúa Nguyễn đã cho gom hai làng Phi Phú và Ân Phú để hình thành làng có tên mới là Bến Đền; đổi tên làng An Phú thành Bảo An; làng Xuân Châu thành Xuân Đài...
Chuyện huyền thoại về vùng đất, chuyện truyền miệng trong dân gian là thế; còn sự thật thì các làng ở vùng đất Gò Nổi, đặc biệt một số ngôi làng như: Xuân Đài, Bảo An... từ bao đời nay đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhân sĩ, trí thức. Làng Xuân Đài có hai vị tướng quân "sanh vi tướng, tử vi thần", được thờ phụng trong đình làng, hằng năm được dân làng cúng giỗ trọng vọng; đó là cụ Đoàn Ngọc Tài, Đô đốc thân tướng của Trần Quang Diệu, đã tuẫn tiết khi bị Nguyễn Ánh vây thành và cụ Hoàng Diệu, Tổng đốc Hà Ninh, quyết tử với Hà thành khi giặc Pháp tấn công. Người làng Xuân Đài vẫn luôn nhắc nhở nhau về tấm gương trung dũng, tiết liệt của các cụ, thậm chí khắc thành đối liễn treo trước bàn thờ trong đình làng: "Uy danh như Đoàn Đô đốc. Tiết liệt như Hoàng Tướng công"...
Còn riêng với họ Hoàng của làng Xuân Đài, chỉ kể từ đời cụ Hoàng Diệu về sau người tài giỏi không hiếm... Theo lời các bậc trưởng lão, họ Hoàng ở làng Xuân Đài có gốc từ Hải Dương, khoảng 400 năm trước. Thủy Tổ họ Hoàng vào đây lập nghiệp và đã truyền 14, 15 thế hệ. Cùng với nhiều dòng tộc khác sinh cơ lập nghiệp trên đất Gò Nổi, họ Hoàng làng Xuân Đài xứng danh là dòng tộc hiếu học. Chỉ tính gia đình cụ Hoàng Văn Cự (bố cụ Hoàng Diệu), có 7 người con, trong đó một người học giỏi, song bị bệnh mất sớm; còn lại 6 người đều đỗ đạt thành tài: 1 phó bảng, 3 cử nhân và 2 tú tài.
Rồi từ đời cụ Hoàng Diệu về sau, con, cháu có rất nhiều người nối gót cha, ông học hành đỗ đạt thành danh, làm rạng rỡ tông môn. Điều ấy, trong sách Quốc Sử quán triều Nguyễn cũng ghi chép rành rành: "Quảng Nam là vùng đất học, có số lượng người thi đỗ nhiều nhất so với các tỉnh phía Nam đèo Hải Vân. Có trên 20 gia đình liệt vào hàng thế khoa (nhiều người đỗ); tiêu biểu có họ Hoàng làng Xuân Đài, cha con, anh em, bác, chú, cháu đều thi đỗ...".
2. Cuộc đời và sự nghiệp:
2.1. Tuổi trẻ tài cao:
Hoàng Diệu (1829-1882) tên chữ là Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, sinh ngày 10-2 năm Kỷ Sửu (tức ngày 5-3-1829) tại làng Xuân Đài, nay thuộc xã Điện Quang, vùng Gò Nổi, Điện Bàn. Ông là một trong các nhà khoa bảng yêu nước ở quê hương đất Quảng.
Theo gia phả họ Hoàng, làng Xuân Đài vốn gốc từ làng Huệ Trù (nay trong xã Lộc Trù, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông tổ đời thứ nhất di cư vào Quảng Nam, thời gian đầu ở làng Đông Bàn, sau một trận lụt lớn đưa gia đình định cư ở làng Xuân Đài. Quá trình ấy đến thế hệ Hoàng Diệu đã trải qua 7 đời. Hiện nay, tại nhà thờ họ Hoàng ở Xuân Đài còn giữ câu đối:

Hải đạo Huệ Trù chi hương, bản căn thâm cố
Nam châu Xuân Đài thử địa, dịch diệp hi long

Lời diễn nôm của Hoàng Diệu:

Huệ Trù xứ vốn là cõi Bắc, do tổ tiên cội gốc vững bền
Xuân Đài châu nay thuộc miền Nam, truyền con cháu giống dòng hưng thịnh.

Gia đình xuất thân nhà nông và theo nho học. Ông thân sinh là Hoàng Văn Cự
làm hương chức, qua đời năm 54 tuổi. Bà thân mẫu Phạm Thị Khuê thọ 88 tuổi, tần tảo làm ruộng và chăn tằm, nuôi dạy con cái. Gia đình có 11 người con, 8 trai, 3 gái. Lớn lên và được học hành, 6 người đỗ đạt: một phó bảng, 3 cử nhân và 2 tú tài.
Khoa thi hương tại Thừa Thiên năm 1848, Hoàng Kim Giám, 23 tuổi và Hoàng Kim Tích, tức Hoàng Diệu, 20 tuổi cùng đỗ cử nhân (1). Bấy giờ, chánh chủ khảo - Tham tri bộ binh Hoàng Tế Mỹ và phó chủ khảo - biện lý bộ lễ Phan Huy Thực thấy trong văn bài của hai anh em có những điểm giống nhau nên ngờ vực. Được tấu trình, Tự Đức cho tổ chức phúc hạch riêng hai anh em, mỗi người ngồi một phòng ở tả vu và hữu vu điện Cần Chánh... Sau khi xét duyệt, Tự Đức ngự phê: "Văn hành công khí, quý đắc chân tài, huynh đệ đồng khoa, thành vi mỹ sự" - nghĩa là: Sự hành văn là việc chung, cốt để chọn chân tài, anh em đỗ đồng khoa là việc tốt đẹp.
Hoàng Kim Giám không ra làm quan, qua đời năm 34 tuổi.
Hoàng Diệu, 25 tuổi thi đình (1853) đỗ phó bảng. Từ đây bắt đầu cuộc đời làm quan thanh liêm mẫu mực mà không ít sóng gió bi hùng của ông.
2.2. Một nhân cách cao đẹp
Gần xa trong tỉnh, anh em Hoàng Diệu nổi tiếng hiếu học và học giỏi. Tài liệu của gia tộc còn chép lại câu đối trước đây dán trước bàn học của Hoàng Diệu:

Hoành Cừ giáo nhân học: mạc tiên nghĩa lợi chi biên
Âu Dương đối khách chí: thường tại sơn thủy chi gian.

Nghĩa là:

Hoành Cừ dạy người cầu học: phải trước tiên phân biệt
nghĩa trọng lợi khinh.
Âu Dương tiếp khách đến chơi: thường nhàn hạ luận bàn
sơn thanh thủy tú.
(Diễn nôm của thi sĩ Thái Can).
Trên các bước đường làm quan, theo Đại Nam chính biên liệt truyện, Hoàng Diệu "tính tình cương trực, thanh liêm, lâm sự quyết đoán, có phong độ bậc đại thần".
Về phần mình, trong khi bôn ba với công việc, Hoàng Diệu luôn giữ nếp nhà. Theo tục thời ấy, vừa nhận chức hàn lâm viện kiểm thảo (giúp việc trưởng biên tập, biên duyệt sách có quan hệ đến triều đại", Hoàng Diệu xin về chịu tang cha (1854) cho đến mãn tang. Cuối năm 1879, trước khi đi trấn nhiệm tổng đốc Hà Ninh, Hoàng Diệu được về thăm mẹ già đã 80 tuổi. Vào dịp ấy, Tự Đức ban thưởng sâm, quế, lụa và bạc, Hoàng Diệu dâng biểu tạ ơn, có câu: "Thần bận việc nước nên chưa dám lo việc nhà. Xin hết lòng làm việc có lợi cho nước..." (dịch nghĩa).
Hoàng Diệu đảm nhận các trọng trách, cha mẹ và vợ chánh thất được vinh phong các tước hiệu, nhưng gia đình ở làng sống rất dân dã. Khi tin Hoàng Diệu tuẫn tiết được báo về làng, bà vợ đang làm ở ngoài đồng đã ngất xỉu bên bờ ruộng.
Sau thời hạn mãn tang cha, Hoàng Diệu được bổ làm tri phủ ở Tuy Phước, Bình Định. Do nha lại lầm lẫn án từ, ông bị giáng chức làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên. Năm 1864, xảy ra vụ nổi dậy của Hồng Tập, con hoàng thân Miên áo, em chú bác của Hồng Nhậm tức vua Tự Đức, cùng với một số người khác. Bại lộ, Hồng Tập và Nguyễn Văn Viện bị án chém. Hoàng Diệu đến nhậm chức tri huyện Hương Trà thay Tôn Thất Thanh bị đổi đi nơi khác, bấy giờ có mặt trong lúc hành quyết đã nghe Hồng Tập nói: "Vì tức giận về hòa nghị mà bị tội, xin chớ ghép vào tội phản nghịch". Sau đó các quan Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ và Biện Vĩnh tâu lên Tự Đức, đề nghị nhà vua nên theo gương Hán Minh Đế, thẩm tra lại vụ án. Tự Đức phán là vụ án đã được đình thần thẩm xét kỹ, nay nghe Phan Huy Kiệm nói Hoàng Diệu đã kể lại lời trăn trối của Hồng Tập, bèn quyết định giáng chức Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh và Hoàng Diệu (theo Đại Nam thực lục chính biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974).
Tháng 9 năm Giáp Tý (1864), Đặng Huy Trứ đang là Bố chánh Quảng Nam, trong một bản sớ tiến cử người hiền tài trình lên Tự Đức đã viết: "...Ông Nguyễn Quýnh, nguyên Bố chánh Khánh Hòa, người trong hạt của thần, ông Hoàng Diệu, nguyên chi phủ Hương Trà và ông Phan Thanh Nhã, cả ba người này đều cử nhân, phó bảng xuất thân, đều là người cương trực, mẫn cán từng kinh qua địa phương, phủ, huyện cai trị không nhiễu dân, tuy mắc lỗi lầm chưa khôi phục, nhưng khi ở địa phương hoặc phủ huyện đều được sở dân tin yêu, khi ra đi mọi người đều nhớ. Những người như vậy không có nhiều. Nếu họ được nhà vua bỏ qua lỗi lầm mà đem dùng thì ở một huyện, họ là tri huyện hiền tài, ở phủ có thể là tri phủ tốt, ở tỉnh có thể giữ chức quan trọng, nghĩ rằng không nên vì một chi tiết mà để một số người suốt đời mai một. Huống chi lúc này, nước nhà đang gặp nhiều việc, lại có người không có việc thì thật là uổng phí, triều đình đã mất nhiều năm đào tạo, dạy bảo mới được những người như thế. Trong số này, ông Nguyễn Quýnh có thể đảm nhận được chức bố chánh, án sát một tỉnh lớn. Các ông Hoàng Diệu, Phan Thanh Nhã có thể đảm đương chức tri huyện, tri phủ một nơi quan yếu còn khuyết...".
Ngày 20 cùng tháng, Bộ Lại nhận lời châu phê: "... Nguyễn Quýnh lãnh ngay chức chi phủ, Hoàng Diệu và Phan Thanh Nhã được phục ngay chức tri huyện".
Qua duyên tri ngộ này, năm 1871, Hoàng Diệu với chức trách khâm phái quân vụ, đã cùng Đặng Huy Trứ đi dẹp phỉ ở biên giới (trích Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm do Đặng Huy Côn chủ biên, nhóm Trà Lĩnh xuất bản năm 1990).
Năm 1874, trong khi giữ chức tham tri Bộ Lại, kiêm quản Đô sát viện và sung cơ mật đại thần, Hoàng Diệu lại bị giáng hai cấp lưu.
Năm 1878, ở Quảng Nam xảy ra nạn lụt rất lớn gọi là "nạn lụt bất quá" vì dân chúng cho là "bất quá nước tràn đến sân là cùng", ít đề phòng... Nhưng rồi nước tràn về rất mạnh, cuốn trôi nhiều nhà cửa thóc lúa và súc vật, một số người chết trôi, đồng ruộng nhiều nơi ngập úng, hư hại. Tiếp đó, nhiều phủ huyện lâm vào cảnh bệnh tật, chết đói, trộm cướp, dân chúng phải ăn củ chuối trừ bữa.
Tiếp được biểu chương của quan địa phương, Tự Đức quyết định xuất tiền gạo công quỹ để chẩn tế và tìm người giao phó trách nhiệm.
Theo đề nghị của Hoàng Diệu, và biết ông là người chính trực, am hiểu dân tình, phong tục đất Quảng, Tự Đức trao cho ông chức khâm sai đại thần cầm cờ tiết và quyền "tiện nghi hành sự", lo việc chẩn tế an dân, dẹp trừ trộm cướp.
Đi sát tìm hiểu dân tình, sử dụng quyền hành thận trọng, Hoàng Diệu sớm hoàn thành trọng trách, ổn định lại tình hình.
Hồi ấy ở làng Giáo ái có một cường hào tên là Hương Phi, lợi dụng tình hình nhiễu nhương, tổ chức một bọn tay chân chuyên đi cướp bóc dân lành. Bị khống chế, bà con trong vùng sợ báo thù, không dám tố giác với cửa quan. Hoàng Diệu được tin liền mở cuộc điều tra, nắm bắt các bằng chứng xác thực, rồi bàn với quan tỉnh gọi Hương Phi đến xét hỏi. Theo chủ trương của Hoàng Diệu, nhiều nạn nhân gửi đơn tới tỉnh đường tố cáo tội ác của tên gian tế. Hoàng Diệu cho niêm yết tội trạng của Hương Phi và lên án trảm quyết. Dân chúng yên tâm, tin tưởng, và bọn cướp không dám hoành hành nữa.
Cũng trong thời gian ấy, Hoàng Diệu phát giác tại các địa phương trong tỉnh có một người đỗ cử nhân khoa Bính Tý (1876) vì đã nhờ người khác làm bài, và hai người mang danh "tú tài" nhưng không có thực học. Cả ba đều bị truất bằng và phạt tội (theo Thực lục của Cao Xuân Dục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976). Thêm nữa, hai "ông tú tài", nhân nạn đói, chuyên mua rẻ bán đắt, vơ vét để làm giàu nên dân chúng càng oán ghét. Hoàng Diệu tìm hiểu chu đáo, trực tiếp gặp họ như những nhân sĩ trong vùng, qua đó thẩm tra học vấn. Được tấu trình, vua Tự Đức cho tổ chức sát hạch riêng những người ấy để có quyết định xử lý một cách danh chính ngôn thuận. ột năm lưu lại làm việc ở tỉnh nhà, Hoàng Diệu nổi tiếng là một người tài trí và quang minh chính trực.
2.3. Sự nghiệp trên đất bắc
Phục chức sau vụ "tẩy oan" Hồng Tập, Hoàng Diệu lần đầu ra bắc năm 1868, làm tri phủ Đa Phúc, rồi tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), án sát Nam Định, bố chánh Bắc Ninh.
Trong chín năm ấy, ông lập nhiều quân công, dẹp trộm cướp và an dân. ở đâu ông cũng được sĩ dân quý mến. Ở Quảng Nam ra Huế, năm 1878, Hoàng Diệu nhận chức tổng đốc An Tịnh (Nghệ An - Hà Tĩnh), nhưng vì nguyên tổng đốc Nguyễn Chính vẫn lưu nhiệm nên ông ở lại Huế, làm tham tri Bộ Lại (Thực lục của Cao Xuân Dục).
Năm 1879, ông được cử làm phó sứ, cùng với chánh sứ là thượng thư Bộ Lễ Đỗ Đệ hội bàn với sứ thần Tây Ban Nha về một hiệp ước giao thương. Tiếp đó, ông được thăng thượng thư Bộ Binh.
Đầu năm 1880, Hoàng Diệu nhận chức tổng đốc Hà Ninh (1) kiêm trông coi công việc thương chánh.
Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp lúc bấy giờ, Hoàng Diệu bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu, kinh lý, biên phòng. Như Đại Nam chính biên liệt truyện nêu, tổng đốc Hà Ninh đã "cùng với tổng đốc tỉnh Sơn Tây Nguyễn Hữu Độ dâng sớ nói về việc bố phòng, lại cùng với Nguyễn Đình Nhuận mật tâu về chước phòng vị sẵn". Vua (Tự Đức) khen. "Nhưng sau đó - như trong di biểu nêu - vua lại trách cứ lưu binh... vì sợ giặc"... "chế ngự không đúng cách" .
Một mặt khác, Hoàng Diệu quan tâm ổn định đời sống của dân chúng trong công bằng và trật tự. Ngày nay, ở Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, còn áp ở mặt tường cổng ra vào một phần tấm bia Lệnh cấm trừ tệ (Thân cấm khu tệ), niêm yết năm 1881, của tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu và tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng, nhằm ngăn chặn các tệ nhũng nhiễu đối với nhân dân trong các dịp ma chay, cưới xin cũng như nạn vòi tiền, cướp bóc trên sông và ở các chợ, kèm theo các quy định cụ thể cần thi hành đến nơi đến chốn. Một di tích quý hiếm nói lên tấm lòng ưu ái của người công bộc mãi mãi còn giá trị của nó.
Hoàng Diệu sống và làm việc ở Hà Nội non ba năm; bên mình hàng ngày chỉ có hai người tùy tùng. Một người con trai ra thăm cha, ông bảo con trở về sớm.
Sau những ngày chiến đấu quyết liệt, gian lao, thành mất vào tay quân giặc và Hoàng Diệu tuẫn tiết tại Võ Miếu ngày 25-4-1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ). Người Hà Nội vô cùng đau đớn. Ngay hôm sau, nhiều người họp lại, sắm sửa mền nệm tử tế, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội). Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy.

II. QUYẾT TỬ CÙNG HÀ THÀNH


Đầu năm 1880, Hoàng Diệu nhận chức tổng đốc Hà Ninh kiêm trông coi công việc thương chánh. Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp lúc bấy giờ, Hoàng Diệu bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu, biên phòng. Năm 1882 thấy binh thuyền nước Pháp tự nhiên ra Bắc, ông e ngại lắm. Một mặt ông phái Tuần Phủ Hoàng Hữu Xứng ra tiếp, mặt khác ông lo chỉnh đốn thêm thành trì và quân ngũ để đề phòng.
Lấy cớ ta không tôn trọng hiệp ước năm 1874 vì đã giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng Hà và cấm đạo. Thống Đốc Hải Quân Pháp, Đại tá Henri Rivière cho mấy tàu chiến cùng 4000 quân ra đóng tại Đồn Thủy (trên bờ sông Hồng Hà phía Đông nằm sát Hà Nội) và cho quân lính đi phá rối, hăm dọa trên các đường phố.
Trước đó Hoàng Diệu đã dâng sớ lên vua Tự Đức đề nghị việc phòng chống giặc, vì theo ông Hà Nội là yết hầu của Bắc Kỳ và cũng là nơi then chốt của nước ta. Nếu Hà Nội mất thì các tỉnh khác sẽ mất theo, nhưng Vua Tự Đức làm thinh.
Đến khi Hà Nội bị uy hiếp, Hoàng Diệu một mặt xin triều đình Huế viện binh, một mặt ra lệnh giới nghiêm và thông báo các tỉnh đề phòng. Trong khi Hà Nội ở trong tình thế dầu sôi lữa bỏng thì phái chủ bại ở triều đình Huế đề nghị mở cửa thành cho quân Pháp ra vào tự do và triệt binh để giặc khỏi nghi ngờ. Ngay cả Vua Tự Đức cũng hạ chiếu quở trách ông đã đem binh dọa giặc…
Lúc bấy giờ, các quan xung quanh ông có Tuần Phủ Hoàng Hữu Xung, Đề Đốc Lê Văn Trinh, Bố Chánh Phan Văn Tuyển, Án Sát Tôn Thức Bá, và lãnh binh Lê Trực. Tất cả đã cùng nhau uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với thành.
Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhăm Ngọ, Henri Rivière sai thông dịch viên đưa tối hậu thư vào thành, buộc Hòng Diệu phải cho quân lính hạ hết khí giới, rời khỏi thành. Riêng ông cùng các quan phải ra nộp mình cho hắn.
Theo bản Corresponance politique du Commanant Henri Riviere au Tonkin của André Masson thì Henri Riviere buộc "Ðúng 8 giờ sáng ngài phải thân hành đến dinh tôi hàng phục, có mặt đông đủ các quan Tuần Phủ, Bố Chánh, Án sát, Đề Đốc, Chánh, Phó Lãnh Binh. Nếu đúng 8 giờ, Ngài và toàn thể thuộc viên của Ngài không đến Lãnh sự quán để tỏ vẻ chấp thuận những điều kiện của tôi, thì quân đội của tôi lập tức tấn công vào thành . . ."
Lệnh như vậy, nhưng Henri Rivière không chờ thư trả lời. Hắn cho tàu chiến bắn tới tấp vào thành rồi cho quân tiến lên. Tôn Thất Bá xin ra ngoài để giao thiệp với giặc một lần cuối .
Nào ngờ, vừa rời khỏi thang leo, Bá liền cho giặc biết cách bố trí của ta để giặc nổ súng. Rồi y một mặt dâng sớ lên Vua Tự Đức đổ tội cho Hoàng Diệu, một mặt xin với giặc cho y làm Tổng Đốc Hà Ninh.
Một trận kịch chiến xảy ra từ sáng đến trưa. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu, giết chết hàng trăm tên giặc .


Cửa Bắc thành Hà Nội nhìn từ trong ra. Ảnh Internet

Cuộc chiến đang ác liệt thì bất ngờ kho thuốc súng nổ, lửa bốc cháy ngùn ngụt. Đám cháy càng lan rộng, tinh thần quân Việt càng hoang mang, hàng ngũ càng rối loạn. Quân giặc thừa cơ bắt thang trèo vào, phá cổng thành phía tây rồi ồ ạt kéo vào như nước chảy.
Bố Chánh Phan Văn Tuyển thấy thành lâm nguy bỏ chạy trước; Đề Đốc Lê Văn Trinh giả vờ tự tử; Phó Lãnh Binh Lê Trực cũng tháo lui; Tuần Phủ Hoàng Hữu Xứng bị Pháp bắt, nhịn ăn mấy bữa rồi ăn lại như thường. Duy chỉ có Thủy Sư Đề Đốc Nguyễn Đình Kháng liều chết cố thủ ở cửa thành phía nam cho đến giây phút cuối cùng.
Trong vòng khói lửa ngợp trời ấy, Hoàng Diệu, tay vẫn cầm thanh kiếm tuốt trần, hăng hái xông trong mưa đạn.
Đến khi tình thế quá nguy ngập,ông truyền lịnh: "Ai muốn về kinh thì về, còn ai muốn chiến đấu nữa thì lên Sơn Tây tập hợp với đại binh của Hoàng Kế Viêm chờ ngày báo phục".
Biết ba quân đã tìm được đường thoát thân, ông vào dinh viết bài di biểu tạ tội, rồi đi thẳng đến cửa Võ Miếu, cởi chiếc khăn đang bịt trên đầu, treo mình lên cành cây trước miếu mà tuẫn tiết đúng vào giờ Ngọ, tức ngày 25 tháng 4 năm 1882. Lúc ấy, ông mới 54 tuổi.
III. Ai ai cũng ca ngợi khí tiết của Hoàng Diệu :
Trước cái chết khí tiết của Hoàng Diệu, các giới sĩ phu, văn thân và nhân dân của cả nước, ai nấy cũng đều thương tiếc. Riêng người dân Hà Nội, ngay hôm sau, nhiều người đã tụ họp lại, sắm sửa, khâm liệm cho ông thật tử tế, rồi mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội).
Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy.( Hiện nay khu lăng mộ Hoàng Diệu, theo quyết định ngày 25 tháng 1 năm 1994 của Bộ Văn hóa Thông tin, được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam).
Điểm qua vài câu thơ, câu đối viết về ông :
Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phe “chủ chiến” đã ca ngợi ông trong hai câu đối:

"Nhất cử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm"

Dịch:

"Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm ."

Trong bài thơ dài Hà thành Chánh khí ca, Ba Giai cũng đã hết lòng khen ngợi và thương tiếc ông, xin trích:

…Một cơn gió thảm mưa sầu,
Đốt nung gan sắt, giãi dầu lòng son,
Chữ trung còn chút con con,
Quyết đem gởi cái tàn hồn gốc cây.
Trời cao, biển rộng, đất dày,
Non Nùng sông Nhị chốn nầy làm ghi!...

Vua Tự Đức mặc dầu có lần quở trách ông, nhưng vẫn phải hạ chiếu khen Hoàng Diệu đã tận trung tử tiết, và còn lệnh cho quan quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc táng cho ông .
Sĩ phu Hà Thành lập đền thờ Hoàng Diệu ở phố Văn Tân, sau thờ chung với ông Nguyễn Tri Phương trong đền Trung Liệt trên gò Đống Đa với đôi câu đối:

"Thử thành quách, thử giang sơn
Bách chiến phong trần dư xích địa
Vi nhật tinh, vi hà nhạc
Thập niên tâm sự vọng thanh thiên"

Dịch:

"Kia thành quách, kia non sông
Trăm trận phong trần còn thước đất
Là trời sao, là sông núi
Mười năm tâm sự với trời xanh."

Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trongLịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe

Tay đã cầm bút lại cầm binh
Muôn dặm giang sơn nặng một minh
Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa
Giữ thành, thành mất, mất theo thành
Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc
Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh
Di biểu nay còn sôi chính khí
Khiến người thêm trọng bút khoa danh

Sĩ Phu Bắc Hà điếu ông :

Cô thành độc thủ chích thân đan
khảng khái như công thế sở nan
cựu lục thiên thu truyền liệt tiết
cô thần nhất tử kiến trung can
thân sinh tử nhất tâm do qúy
nghịch tặc dương niên cốt dĩ hàn
Thiên tái Nùng Sơn tiêu chính khí
Anh hùng đáo xứ lệ tương can.


Dịch nghĩa :

Cô thành chống giữ một mình thôi
Khảng khái như ông được mấy người
cựu lục nghìn năm gương tiết dọi
Cô thần một chút tấm trung phơi
thân sinh ngày nọ tâm còn thẹn
Nghịch tặc năm nay sợ rụng rời
Nhìn thủa Nùng Sơn nên chính khí
Anh hùng đến thế lệ cùng rơi.

VI. Một số tác phẩm của Hoàng Diệu:
Sau khi nhậm chức Tổng Đốc Hà Ninh, trong khi đi xem xét địa thế chung quanh các vùng lân cận, ông có sáng tác một bài thơ:
Quá Giang Tức Cảnh
Quá bước tìm phương bỗng tới đây
Khen cho con tạo khéo trưng bày
Sông e biển cạn bù thêm nước
Núi sợ trời nghiêng đỡ lấy mây
Rạt rạt sóng cồn che mặt nước
Ào ào gió thổi chôùn rừng xanh
Nửa về nửa ở lòng không nở
Ngán nỗi trời chiều bóng xế tây

Trước khi tuẫn tiết ở Võ Miếu Hoàng Diệu đã viết Di Biểu (còn gọi Biểu trần tình ) gửi triều đình Tự Đức. Cho phép tôi đưa lại toàn văn Di biểu của cụ để thấy nhân cách, tiết nghĩa của một đại thần trung quân ái quốc đất Quảng Nam.
“…Tôi sức học rất thường được dùng quá lớn, mang ơn phó thác trọng trấn một phương .Giữa lúc giặc giã lung tung ba cõi , một kẽ học trò việc biên vốn chữa thuộc thông, 10 năm thương ước lòng địch vẫn khó tin .
Từ lúc tôi vâng lịnh vua ra trấn thủ Hà Nội đến nay ba năm vẫn lo rèn tập giáp binh ,sửa soạn thành lũy ; không những ở yên bờ cõi, mà còn phải phòng bị lòng chứng sài lang .
Nào ngờ: chim chóc còn đang lót ổ, muôn thú đã dậy lòng tham. Ngày 1tháng hai năm nay, thấy tàu nước Phú -Lãng tấp nập kéo tới phần nhiều đậu ở đây .Binh họ đến phương xa, dân mình thấy mà lo ngại .
Tôi trộm nghĩ Hà thành là đất cuống họng của xứ Bắc, lại là nơi trọng yếu của nước ta, nếu như một may thành này chẳng may sụp đổ như núi lở, thì các tỉnh lần lượt vỡ như ngói tan .Vì thế mà tôi lo sợ khẩn cấp tư giấy đi các tỉnh lân cận, một mặt dâng sớ về triều đình cầu viện.
Nhưng mà mấy lần tiếp được chiếu thư gửi ra, khi thì trách tôi lấy việc binh ra hâm dọa , khi thì quở tôi phòng quân địch không phải đường …
Tôi tự xét không quyền chế, quan to dám đâu lìa chức ra đi ; răn mình theo đạo cồ nhân , lòng trung chỉ biết thờ vua một dạ.
Thường ngày tôi cùng hai người có chức vụ ,bàn soạn công việc, có người bàn nên mở cửa thành cho họ tự do ra vào, có người khuyên phải triệt binh để họ hết điều ngờ vực .Tôi nghĩ dù cho thịt nát xương mòn cũng cam không nở lòng nào làm những việc như thế cho được .
Giữa lúc ra thu xếp chưa địch ra sao, thì họ đã trái lời giao kết ngày trước. Ngày hôm mùng 7, họ đưa chiến thư, sáng hôm sau họ tiến quan đánh thắng.
Quân địch bu như kiến cỏ, súng tây nổ như sấm vang
Ngoài phố cháy lây trong thành khiếp vía.
Tôi tuy mới đau dậy, cũng cố gượng cầm binh, treo gương xông pha ,trước hàng tướng sĩ. Bắn chết quân địch hơn trăm, cố giữ thành trì nửa buỗi.
Nhưng mà họ mạnh ta yếu, viện tuyệt, thế cùng, tướng võ sợ địch bỏ chạy tứ tung, quan văn thấy nguy đua nhau đào tẩu. Tấc lòng tôi đau như dao cắt, một tay mình khó nổi chống ngăn. Làm tướng muốn không phải tài, than thân sống thật vô ích.
Mất thành mà chẳng thể cứu, nghĩ mình tội chết có thừa. Thoát lấy thân hòng chuyện báo phục mai sau, đâu dám đeo gương Tào Mạt; thà rằng chết để bù tránh nhiệm hiện tại chỉ còn bắt trước Trương Tuần .
Nào dám khoe khoang gì đâu, chẳng qua vì thế sự khiến vậy . Để cho đất nước mất về quân địch, luống thẹn với sĩ phu đất Bắc ở trần gian; thôi thì lòng riêng nguyện với thành trì, xin theo gót tiên liệt Nguyễn Tri Phương nơi chín suối
Vài hàng lệ máu, muôn dặm quân vương, xin đem ánh sáng của mặt trời, mặt trăng soi thấu lòng tôi vậy.”
Tự Đức năm thứ 35, ngày mồng tám tháng ba
Ngoài Biểu trần tình, cụ Hoàng Diệu còn Bài ký Ngũ Hành Sơn, Lệnh cấm trừ tệ và một bài thơ thất ngôn bát cú Quá giang tức cảnh. Cho đến nay, toàn bộ tác phẩm văn thơ của cụ bị chiến tranh thiêu rụi, hoặc còn xiêu lạc đâu đó chưa thu thập được. Thật đáng tiếc!


C. KẾT LUẬN
Cụ Hoàng Diệu là tấm gương sáng về lòng yêu nước, một người có chính khí cao, sống mãi cùng đất nước. Hoàng Diệu là tấm gương yêu nước đầu tiên của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, là người con ưu tú của Quảng Nam, và trên tất cả là lòng thương mến, kính trọng của nhân dân Hà Nội, Quảng Nam nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Người luôn sống ví nhân dân, cống hiến hết sức mình đến hơi thở cuối cùng cho đất nước, như GS Vũ Khiêu:
Trung vi quốc, nghĩa vi dân, lưỡng phiến đan tâm huyền nhật nguyệt,
Sinh ư Nam, tử ư Bắc, thiên thu chính khí vượng sơn hà.

Tạm dịch nghĩa:

Trung với nước, hiếu với dân, tấm lòng son sáng tựa mặt trời, mặt trăng,
Sinh ở Nam, mất ở Bắc, khí tiết nghìn năm sau vẫn rạng rỡ nước non này.


- HẾT -

Lê Trọng Hiếu

Về Đầu Trang Go down
https://vcdk08.forumvi.com
 

Hoàng Diệu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Nổi hoang mang trong tôi !!!!!!
» Bạch công tử - ông hoàng khi chết không có đất chôn
» thơ Xuân Diệu trước CM tháng 8
» Thơ Xuân Diệu và tình yêu cuộc sống, yêu nhân dân
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DÒNG SÔNG TRI THỨC :: VCDK08 ONLINE :: Tư liệu văn học :: Nghiên cứu-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất