DÒNG SÔNG TRI THỨC
Chào mừng bạn đến với "vcdk08.forumvi.com".
Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé! Việc đăng kí rất đơn giản và không cần phải kích hoạt!

Sau khi đăng kí, bạn hãy đăng nhập và tham gia post bài ngay! Mỗi bài viết của bạn là một đóng góp quý báu cho Vcdk08 Forum!

Chúc bạn một ngày vui vẻ!
DÒNG SÔNG TRI THỨC
Chào mừng bạn đến với "vcdk08.forumvi.com".
Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé! Việc đăng kí rất đơn giản và không cần phải kích hoạt!

Sau khi đăng kí, bạn hãy đăng nhập và tham gia post bài ngay! Mỗi bài viết của bạn là một đóng góp quý báu cho Vcdk08 Forum!

Chúc bạn một ngày vui vẻ!
DÒNG SÔNG TRI THỨC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DÒNG SÔNG TRI THỨC


 
Trang Chínhdanh sách lớpGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (169)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
Truongap (38)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
ông Đồ (30)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
oliver (26)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
mic_pro (24)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
nyny (23)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
thanhtuando (21)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
bang lang tim (20)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
nhumama (19)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 
chutyeu (18)
 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_lcap PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_voting_bar PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_vote_rcap 

Share | 
 

  PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 169
Join date : 30/04/2011
Age : 34
Đến từ : Thăng Bình

 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  Empty
Bài gửiTiêu đề: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN     PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_icon_minitimeTue May 17, 2011 8:41 am

NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CHỦ YẾU TRONG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN

1. Những phương diện chủ yếu trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.
Phong cách thơ Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ, thậm chí, có một thời gian dài dường như im lặng (1945-1958). Trước Cách mạng tháng Tám đề tài ông hướng đến đó là trường thơ loạn, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm. Những cảnh "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên, qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ. Sau này, thơ ông đã đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những đổi thay rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau chiến tranh, thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện, và vĩnh hằng của đời sống Hồn thơ Chế Lan Viên chứa đầy mâu thuẫn, sự phức hợp các trạng thái tinh thần đối lập trong quá trình sáng tác, vô hình trung, đã tạo nên cho ông một văn phong đa dạng. Vì nhà thơ luôn luôn trở trăn để tìm cho mình một diện mạo thơ riêng biệt. Có thể chỉ ra một số phương diện chủ yếu trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên như sau:
- Tính trí tuệ nổi bật,
- Một phong cách thơ giàu tính triết lý - suy tưởng
- Sử dụng rộng rãi thủ pháp so sánh, đối lập trong thơ,
- Ngôn ngữ và hình ảnh thơ Chế Lan Viên.
2. Tính trí tuệ nổi bật trong thơ Chế Lan Viên.
Ngay từ tập Điêu tàn, Chế Lan Viên đã chọn cho mình một lối thơ giàu tính trí tuệ. Tứ thơ Chế Lan Viên thường hướng tới nắm bắt ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng và bằng tưởng tượng liên tưởng mà liên kết các sự vật hiện tượng trong nhiều mối tương quan. Cuộc sống hiện ra trong thơ Chế Lan Viên vì thế không chỉ như nhà thơ xúc cảm về nó mà còn suy nghĩ về nó. Vì vậy, cuộc sống đi vào trong thơ có thể ít đi phần nào cái cụ thể sinh động, tươi tắn, nhưng bù lại, nó lại được làm giàu thêm ở sức khái quát ở sự hư ảo biến hóa:
“Hạnh phúc màu hoa huệ
Nhớ nhung màu hoa lau
Biệt ly màu rách xé
Lãng quên đâu có màu”.
Cách cảm nhận riêng trong thơ Chế Lan Viên tập trung ở khả năng lí giải, bình luận theo quan điểm của tác giả về hình tượng thơ, khi nói về hạnh phúc nhà thơ không định nghĩa một cách trừu tượng mà lại đi vào lí giải theo nghĩa đời thường:
“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con, đè nát cuộc đời con,
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp,
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”.
Từ đây, nếu áp dụng Hình thức luận của Nga để cắt nghĩa thơ Chế Lan Viên, ta thấy Chế Lan Viên đã có điểm giống với Mikhail Bakhtin đó là xem thủ pháp trung tâm của tính văn chương, coi hình tượng trong tác phẩm nhất thiết phải lạ hóa.
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Như vậy cách cảm nhận riêng về thế giới hiện thực trong thơ Chế Lan Viên được thể hiện một cách phong phú đa dạng, nhà thơ đã thực sự hòa vào cơn bão lớn của thời đại và rung động trước những nét đẹp bình dị đời thường của thiên nhiên và tình người. Tất cả là những xúc cảm buồn vui, suy tư trước cuộc sống gia đình, đời thường hằng ngày, trước thiên nhiên đã đi vào trang thơ ông một cách tự nhiên, dung dị, thấm đẫm vào dòng cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ.
Đề tài trong thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Thế nhưng nét độc đáo trong việc xử lí đề tài ở tập Điêu tàn của Chế Lan Viên, đó là một quan niệm thơ khác thường, nhà thơ quan niệm: thi sĩ không phải là người, nó là người say, người mơ, nó là tiên, là ma là quỉ. Do xuất phát từ quan niệm thơ như thế cùng với sự ám ảnh về sự điêu tàn của đất nước Chiêm Thành, Chế Lan Viên đã xây dựng một thế giới kinh dị, những ngọn tháp hoang vắng, bãi tha ma ớn lạnh. Trong tập Ánh sáng và phù sa viết những năm kháng chiến, Chế Lan Viên cũng như nhiều nghệ sĩ thuộc thế hệ trước 1945 đã nỗ lực nhập cuộc, ông dấn thân vào cuộc cách mạng và đời sống nhân dân để thay đổi nhận thức trong tâm hồn mình:
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi
Tình em đang mong tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
Ngay trong những ngày phải đi chữa bệnh, nhà thơ muốn làm cánh chim lượn trăm vòng để mỗi sáng mai trở về ngắm nhìn đất nước yêu dấu tươi đẹp “Cánh thơ tôi thoát khỏi vòng nhỏ bé, lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”. Đến với nhân dân, cảm nhận cái hạnh phúc được trở về trong cội nguồn của sự sống, được nuôi dưỡng và đùm bọc trong tình dân, tình Đảng. Vì vậy, niềm tự hào về Tổ quốc về dân tộc là cảm hứng lớn bao trùm trong thơ Chế Lan Viên, tự hào về những thời điểm rực sáng của dân tộc trong quá khứ: Khi Nguyễn Trãi là thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn, Nguyễn Huệ cưỡi voi vào bể Bắc; Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng. Ông nhấn mạnh: Làm thơ với trái tim, với chất sống không đủ, phải có văn hóa nữa. Quang năng không làm hại gì đến trang thơ và dù trang thơ viết về bóng đêm cũng nên viết nó dưới nguồn điện sáng. Có thể nói Chế Lan Viên tiêu biểu cho một hướng tìm tòi sáng tạo hiện đại của thơ ca Việt Nam hôm nay. Để khám phá bể cuộc đời ông đã vận dụng tất cả những nguồn dự trữ của dân gian, vận dụng ngôn ngữ của bản thân thổi vào trong thơ một giọng điệu riêng, khác biệt. Lẽ vậy, người đọc khó quên đi một hình ảnh, một câu thơ ông mà mình đã đọc, nhiều câu như một châm ngôn một mệnh đề triết học. Đặt vào mắt xích tự nhiên và chiều sâu biện chứng, cơ hồ nhà thơ đã cho ta cảm một thế giới nhân sinh, tràn đầy nhựa sống. Nhà nghiên cứu văn học M.Bruxt quan niệm thế giới nghệ thuật được tạo lập không phải một lần mà nhiều lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập, chính cái đặc điểm ấy tạo nên phong cách, cũng theo M.. Gorki quan niệm nhìn thấy những điều mà người khác không tìm ra đó mới là nhà văn.
Có thể lấy một tác phẩm cụ thể là bài thơ “Con cò” ( được viết năm 1962) để chỉ ra tính chất trí tuệ nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ này khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru rất quen thuộc để ca ngợi tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. Bài thơ phát triển từ hình tượng trung tâm đó nhưng lại không phải là sự lặp lại giản đơn những hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao. Chất triết lý suy tưởng thấm vào trong hình tượng, nhưng biểu hiện tập trung ở những câu thơ đúc kết sự suy ngẫm để đưa ra những triết lý cô đúc, những quy luật của đời sống con người. Ở đây, những suy tưởng triết lý không cao xa mà vẫn gần gũi, dễ hiểu.
Ở đoạn một, hình ảnh con cò được gợi trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu nhưng cũng đã gợi lên nhiều ý nghĩa. Hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tuổi thơ của đứa trẻ. Chúng chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu nhẹ nhàng, dịu dàng và đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của người mẹ.
Trong đoạn hai, hình ảnh con cò trong ca dao được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người nhờ vào những câu thơ giàu ý nghĩa liên tưởng của nhà thơ.
Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi:“Con ngủ yên thì cò cũng ngủ /Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”. Đến tuổi tới trường: “Mai khôn lớn, con theo cò đi học/Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”. Và đến lúc trưởng thành: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ /Trước hiên nhà/ Và trong hơi mát câu văn”.
Đến đoạn ba thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời: “ Dù ở gần con /Dù ở xa con /Lên rừng xuống bể /Cò sẽ tìm con /Cò mãi yêu con”. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con
Từ cảm xúc mà mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lý, đó là cách thường thấy trong phong cách thơ Chế Lan Viên, cũng là một ưu thế của thơ ông. Ta cũng bắt gặp kiểu tư duy này trong bài thơ “ Tiếng hát con tàu”:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Hay: “ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.
Những câu thơ trên có thể tách ra khỏi văn cảnh để diễn đạt những ý nghĩa hoàn chỉnh. Phần cuổi bài thơ “ Con cò” trở lại với âm hưởng của lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy: “ Một con cò thôi /Con cò mẹ hát / Cũng là cuộc đời/ Vỗ cánh qua nôi”.
Từ sự phân tích ở trên cho thấy ở một bài thơ tưởng như lặp lại hoàn toàn âm điệu lời ru, song con cò không phải là một lời hát ru thực sự. Hình ảnh trong ca dao chỉ là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Giọng điệu thơ còn là giọng suy ngẫm, triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người đọc vào hẳn âm điệu êm ái, đều đặn, mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sựa suy ngẫm, phát hiện.
KẾT LUẬN

Từ những phương diện chủ yếu hình thành nên phong cách của Chế Lan Viên đã trình bày ở trên, người viết tập trung đi sâu vào phương diện cách nhìn cách cảm nhận riêng của nhà thơ như là một biểu hiện của cá tính sáng tạo. bên cạnh hình ảnh vầng trăng, nước mắt, máu, cái chết niềm hư vô và nỗi cô đơn là nỗi ám ảnh khôn cùng của nhà thơ ngay từ thời niên thiếu, hồn Chế Lan Viên trở thành bãi sa mạc mênh mông của thế giới siêu hình, ngọn cỏ hư vô thổi vào, ca lên điệu khúc bi ai hoan lạc. Chế Lan Viên như một lữ hành đơn độc, chừng như mỗi lần cái chết gõ cửa hồn ông, ông lại có những bài thơ hay cảm tác. Vệt sáng trí tuệ Chế Lan Viên tràn đầy ảo ảnh đầy sương khói làm nền cho thi ca phát khởi, Chế đã tự ví mình là tháp Bay-on bốn mặt, có khi, tự ví mình là người xâu sợi chỉ vào cây kim:
Khi viết về quá khứ Chế Lan Viên vẫn có cái nhìn riêng không giống như các nhà thơ khác, ông nhận thấy những phút sáng ngời và những giờ bi tráng của dân tộc, thấy Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành th những cũng thấy, Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc, sắc tài sao mà lắm truân chuyên, nhà thơ nghẹn ngào khi thấy Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ, văn chiêu hồn thấm từng giọt mưa rơi. Thơ ông thường đưa ra các vấn đề chứ không chỉ là hình tượng đơn thuần, ở đây, nhân vật thường thấy tự băn dằn vặt tự vấn đặt vấn đề rồi tự mình kiến giải tranh luận đề xuất. Không khi nào nhân vật thơ Chế Lan Viên lại tĩnh tại để suy tưởng, trái lại nó muốn vươn ra để đối thoại bày tỏ với cuộc đời. Cuộc đời và tài năng sáng tạo của thơ ông như một cây bàng triết học: “Để lại những thân bàng triết học /Sẵn sàng thơ xanh một lúc xuân về”.
Về Đầu Trang Go down
https://vcdk08.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 169
Join date : 30/04/2011
Age : 34
Đến từ : Thăng Bình

 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN     PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN  I_icon_minitimeTue May 17, 2011 8:45 am

Câu 1: Phong cách nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên:

1.1 Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng – triết lý:
Tác giả đã huy động vào công việc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, suy tưởng, triết lý và một vốn văn hóa, tri thức phong phú nhiều mặt. Cũng vì thế, thơ Chế Lan Viên không chỉ thiên về xúc cảm, cảm giác mà thâm nhập vào bề sâu và các bình diện của mỗi sự vật hiện tượng, đặt nó trong nhiều mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc.
1.2 Chế Lan Viên khai thác triệt để các tương quan đối lập:
Tư duy thơ Chế Lan Viên rất nhạy bén trong sự phát hiện những tương quan đối lập, đặt các hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú, thẩm mĩ bất ngờ.
1.3 Năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú:
Trí tuệ sắc sảo ở Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sáng tạo hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng. Có thể nói, Chế Lan Viên cảm nhận, suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khiêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa – sức mạnh thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và hình.
1.4 Sự đa dạng trong bút pháp:
Tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều trường phái thơ, thơ của Chế Lan Viên thiên về xu hướng hiện đại, nhưng không ít trường hợp, đặc biệt là trong thể tứ tuyệt lại có được cái hàm súc và phong vị man mát cổ thi. Về thể thơ cũng rất đa dạng. Chế Lan Viên thành thạo, nhuần nhuyễn cả về thể thơ bảy tiếng, tám tiếng, đặc biệt trong thể thơ tự do, thơ văn xuôi, thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức trong thơ ca hiện đại Việt Nam.

Câu 2: Phân tích một phương diện chủ yếu của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên.

Phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên thể hiện rõ sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tương – triết lý.
Theo dõi toàn bộ sáng tác của Chế Lan Viên cùng với tìm hiểu nhận định của các nhà lý luận phê bình văn học, chúng ta thật dễ dàng đi đến nhận xét: Thơ Chế Lan Viên lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, thể hiện khuynh hướng tu duy sắc sảo mang tính triết luận sâu sắc. Cậu bé Chế Lan Viên 17 tuổi xuất hiện trên thi đàn như một hiện tượng lạ lùng với tập thơ “ Điêu tàn”. Hoài Thanh nhận định: “ Cậu bé ấy đã khiến bao người ngạc nhiên. Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ XX, nó sừng sững như một tháp Chàm chắc chắn vừa lẻ loi vừa bí mật.” Cho đến tập thơ cuối “ Di cảo” Chế Lan Viên vẫn lặng lẽ gieo gặt những bài thơ lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo.
Chế Lan Viên từng nhiều lần phát biểu về quan niệm thơ của mình:
Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh
Không chỉ ơ hời mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan.
Tư duy thơ Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với hiện thực bề bộn của cuộc sống. Thơ ông không chỉ là tiếng nói của xúc cảm, của tri thức bề ngoài sự vật hiện tượng mà cái nhìn nghệ thuật của ông còn muốn khám phá sự vật “ Ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa”. Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt phần ý nghĩa triết lý hàm ẩn trong mỗi hiện tượng và bằng sự liên tưởng, tưởng tượng mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối liên quan. Từ đó, tác giả làm nảy lên nhiều ý nghĩa sâu sắc. “ Tiếng hát con tàu” biểu hiện rất rõ khuynh hướng đó. Nhân vật trữ tình say sưa, hăm hở với tiếng hát lên đường. Con đường lên Tây Bắc cũng chính là con đường trở về với cuộc sống chung rộn rã, hối hả của dân tộc, của đất nước và đông đảo quần chúng nhân dân. Từ những kỷ niệm ân tình với nhân dân trong kháng chiến, Chế Lan Viên đã nâng lên thành những suy ngẫm, chiêm nghiệm giàu sức khái quát. Đó là kết quả từ những trải nghiệm của cuộc đời người lính – nhà thơ:
“ Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
Bốn câu thơ dung dị đi từ những chi tiết, hình ảnh, cảm xúc cụ thể để đưa đến một kết luận mang tính triết lí sâu xa.Thì ra chính miền đất thân thương có sương giăng cómaay phủ ấy, những kỉ niệm không thể quên ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn ta. Chỉ trong khoảnh khắc chia tay tất cả như ùa về…Những sự vật vô tri và cả những con người ở đó bỗng trở nên bịn rịn luyến lưu, khó rời xa tựa như cuocj chia tay của nhưng người yêu với những người yêu.
Khi Chế Lan Viên viết về tình yêu và nỗi nhớ, thơ ông cũng lấp lánh, rực rỡ màu sắc của cảnh vật. Cảm xúc trong thơ ông cũng bồi hồi da diết, xôn xao những dư vị tình yêu nồng nàn, say đắm:
“ Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
Viết về tình yêu đôi lứa nhưng người đọc vẫn có thể nhận biết ở đây tình yêu không chỉ giới hạn trong tình yê lứa đôi thông thường. Đó là sự kết tinh sâu nặng với tình yêu quê hương đất nước. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương, hóa thành máu thịt trong ta từ lúc nào. “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi dất đã hóa tâm hồn”, “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Những câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng những phát hiện về qui luật tâm lí sẽ là thiếu nếu không có đôi cánh tình cảm nâng đỡ. Triết lí mà vẫn vô cùng tự nhiên dung dị. Đó là điểm nổi bật của thơ Chế Lan Viên.
Quá trình thơ Chế Lan Viên từng được ví: Từ “ Thung lũng đau thương tới cánh đồng vui” đi từ “ chân trời của một người đến chân trời của mọi người.” Nhưng có ai biết để thực hiện cuộc hành trình đó là biết bao trăn trở, lột xác, bao khó khăn trở ngại, trên đường thơ. Chế Lan Viên đã từng tổng kết về đời thơ mình với những vần thơ đầy suy tưởng – triết lý:
“ Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay đã không trôi mất
Cho đến được lúa vàng đất mật
Phải trải trên mình bao trận gió mưa qua.”
Câu thơ thấm đẫm dư vị triết lý về con đường sáng tạo đầy chông gai của người nghệ sĩ. Cũng là một sự tổng kết cho bất cứ ai đã ở trên vinh quang, thành quả cuộc đời khi nhìn lại chặng đường quá khứ đã đi qua.
Sức mạnh thơ của Chế Lan Viên chủ yếu được tạo lập bằng vẻ đẹp trí tuệ trong hình tượng thơ của tác giả bao giờ cũng nổi lên từ ngọn sóng cảm xúc và vươn lên chất trí tuệ. Ta nhớ lại các tập thơ trước với những hiện tượng thơ đậm đặc chất suy tưởng, tầng tầng lớp lớp hình ảnh, hiện lên trong nhiều đường nét lạ và màu sắc chói chang kỳ ảo: Cành phong lan bể, Tàu đến, Tàu đi, Kết nạp đảng trên quê mẹ, Người đi tìm hình của nước…( Trong Ánh sáng và Phù sa) Sao chiến thắng, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng, Con mắt Bạch Đằng, Con mắt Đống Đa…( Trong Hoa ngày thường, Chim báo bão).
Ta gặp lại cái rậm rập, lớp lớp tầng tầng ấy ở khá nhiều bài trong “ Đối thoại mới”. Ánh sáng trí tuệ đem đến cho hình tượng thơ Chế Lan Viên vẻ đẹp lóng lánh nhiều màu của đêm hội pháo hoa. Trên nền trời giao cảm vô hình giữa nhà thơ và bạn đọc, cái đẹp trí tuệ ấy nở bung thành muôn chùm hoa ngũ sắc, xòe nở mãi những tia đẹp bất ngờ từ nhiều điểm nổ bất chợt của xúc động. Từ một màu da, từ nhiều màu da, hiện tượng thơ chuyển động cuồn cuộn như sóng, kết thành một “ Trận tuyến cao hơn cả màu da”, trút tiếng súng căm hờn, tiếng trống nghìn năm cũ Châu phi nổi giận vào đầu giặc Mĩ. Từ một cành đào tươi thắm cụ thể của mùa xuân đất nước, suy tưởng xuôi theo dòng xúc cảm trong một ngày chiến thắng, nâng lên thành biểu tượng cành hoa Việt Nam, chói ngời thế kỷ, nâng lên nữa thành cành hoa chân lý đi qua cả thời gian:
“ Cầm nhành hoa Việt Nam
Chói ngời trong thế kỷ
Cầm cành đào chân lý
Ta đi qua thời gian.”
Từ một hiện tượng thiên nhiên, một tên ngõ… một cái gì đó thoáng qua tác giả nâng thành nghĩa đời và ý triết lý trong các bài thơ ngắn và nhiều chùm tứ tuyệt:
“ Ngõ rất cụt mà lòng sâu thẳm
Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm
Thương một đời đâu phải tạm thương”
Ấy là chỉ tên ngõ Tạm Thương mà đã gợi lên một cái gì rất nhẹ, rất sâu của đời của người.
Cũng có khi Chế Lan Viên không bắt đầu từ đó. Có thể ông đi từ những vấn đề khái quát như các bài: Tuyên bố của mỗi lòng người, Khẩu súng, Cành hoa, Nghĩ suy 68, Đường sáng tuyệt vời… song hiện tượng thơ ông bao giờ cũng nổi lên như một cồn đảo bốn bề âm vang những đợt sóng suy tưởng… và điều đó trở thành đặc trưng phân biệt ông với các nhà thơ khác. Bên cạnh sự tồn tại nhiều phong cách thơ hiện đại, Chế Lan Viên hiện lên với một màu sắc riêng. Màu sắc ấy có thể gọi thành phong cách riêng: nhà thơ trí tuệ của cảm xúc.
Chất trí tuệ của cảm xúc lại càng dễ dàng thăng hoa khi ông viết về mảng đề tài tình yêu. Tình yêu vốn là mảnh đất màu mỡ để các thi nhân thỏa sức khai phá. Có lẽ vì thế ta bắt gặp trong thơ tình Chế Lan Viên rất nhiều những cung bậc xúc cảm khi lắng đọng, trầm tĩnh, lúc ồn ào sôi nổi vang ngân nhưng tất thảy đều mang dấu ấn của một lý trí sắc sảo và tinh tế. Bởi có người nhận xét: Thơ tình của ông là thơ tình của người thích phân tích, ưa bình luận.
“ Cái rét đầu mùa anh rét xa em
Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa
Một nửa cho em ở vùng sóng bể
Một nửa cho mình ở phía không em.”
( Rét đầu mùa nhớ người đi về phía bể )
“ Sương giăng mờ trên ngõ tạm thương
Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm
Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm
Thương một đời đâu phải tạm thương.”
Có lúc thơ ông lại mang vẻ trầm mặc, đầy suy tưởng trong một buổi chia tay lặng lẽ:

“ Buổi sáng em xa chi
Cho chiều mùa thu đến
Để lòng anh hóa bến
Nghe thuyền em ra đi.”
Ngày em đi vào buổi sáng thì ngay buổi chiều mùa thu đã ùa về. Thu của tâm trạng, thu của lòng người. Mùa thu buồn man mác, bâng khuâng. Lòng anh là bến thu có thể nghe thấu con thuyền em trở ngược – ra đi. Phải thật tinh tế và giàu sự liên tưởng thì Chế Lan Viên mới sáng tạo những vần thơ đầy ắp tâm trạng như thế.
Theo tôi trong tình yêu dù bất cứ ai cũng cần bình đẳng. Ta đã thấy cái rạo rực xao xuyến của tình yêu thưở ban đầu tuổi trẻ, nét hăm hở, đắm đuối, say sưa của trái tim dào dạt sức thanh xuân thì sẽ có cái thâm trầm, nồng đượm, sâu sắc của tình yêu tuổi năm mươi:
“ Anh tặng em yêu chùm hoa sắc trắng
Nhưng khi yêu anh yêu đỏ hoa hồng
Tuổi năm mươi lòng yêu như lửa đỏ
Mà bên ngoài vẫn cứ trắng như không.”
Trong “ Tùy bút mùa xuân đánh giặc”, Một cành đào, “ Một nhánh chiêm bao” trên tay nhà thơ, trên tay những người đang chiến đấu vừa là điểm gợi mở những suy tưởng đẹp về sức sống dân tộc, về niềm vui đánh Mỹ, về tầm cao và thế đứng Việt Nam. Những suy tưởng ấy nối tiếp nhau và chuyển hóa trong nhau, tất cả hòa vào cảm xúc, vào một niềm xôn xao , bối rối rất thi sĩ. Và cành đào Việt Nam ấy giương cao giữa không gian và thời gian như một tượng trưng:
“ Cầm cành hoa Việt Nam
Chói ngời trong thế kỉ


Cầm cành đào chân lí
Ta đi qua thời gian”.
Có thể thấy khi nói về Tổ Quốc, cảm hứng thơ Chế Lan Viên luôn phong phú, tươi mới đồng thời chất trí tuệ luôn thể hiện rõ sức phất hiện đào sâu của sự trải nghiệm.
Vẻ đẹp thơ Chế Lan Viên là kết quả của một chủ thể trữ tình có hoạt động trí tuệ đầy năng động và sắc bén. Tuy nhiên sẽ không vô lí khi nói rằng chính hoạt động ấy đã hạn chế thơ Chế Lan Viên. Hạn ché khi nó không bắt đầu từ trái tim, trí tuệ vượt bên ngoài cảm xúc nhưng mất chân đứng trong mảnh đất hiện thực vốn rất giàu chất liệu thi ca… Tác động không xuôi chiều của trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên đẩy những bài thơ dài chống mỹ của ông đến một hạn chế tất yếu.những bài thơ dẽ trở thành xã luận “ bắt thành vần”.Có những bài khô khan từ tứ thơ, rung động thiếu chan hòa với sức mạnh suy tư, những liên tưởng chồng chất khiến người đọc liên tưởng nhà thơ thích phô diễn ý tưởng, coi đó là trang sức của thơ….Có thể coi đó là những hạt sạn lẫn vào những viên ngọc trai lấp lánh – món quà mà nhà thơ tài danh gứi gắm lại cho đời.

Về Đầu Trang Go down
https://vcdk08.forumvi.com
 

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU
» Phong cách thơ Tố Hữu
» 5 thủ thuật tăng tốc khi duyệt web
»  Kĩ thuật trong Fifa Online!
» HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DÒNG SÔNG TRI THỨC :: VCDK08 ONLINE :: Tư liệu văn học :: Tài liệu thi tốt nghiệp-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất